I/ TẠI SAO NÊN CHỌN NGÀNH SUPPLY CHAIN?
1) Cơ hội việc làm rộng rãi:
Ngành Supply Chain đang trở thành một phần quan trọng của nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất đến dịch vụ và thương mại điện tử. Do đó, có nhiều cơ hội việc làm cho những người học về Supply Chain, và nhu cầu về các chuyên gia trong lĩnh vực này đang tăng.
2) Tính quan trọng trong kinh doanh:
Supply Chain có vai trò quan trọng trong quản lý dòng sản phẩm và dịch vụ từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng. Hiệu suất của Supply Chain có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp. Do đó, người làm trong lĩnh vực này thường được coi là quan trọng và có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển và lợi nhuận của công ty.
Hoạt động và chi phí của Quản trị Chuỗi cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể chi phí của hoạt động Chuỗi cung ứng chiếm 50% – 60% giá vốn bán hàng, một chi phí không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra nếu Chuỗi cung ứng bị “đứt gãy” sẽ làm ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng, mất đi chi phí cơ hội của doanh nghiệp trong việc cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
3) Tích hợp toàn cầu:
Supply Chain là một ngành có tính chất toàn cầu, và các chuyên gia trong lĩnh vực này thường có cơ hội làm việc hoặc hợp tác với các công ty và đối tác quốc tế, mở ra cơ hội trải nghiệm và học hỏi về văn hóa và thị trường khác nhau.
4) Lương và phúc lợi hấp dẫn:
Các vị trí trong lĩnh vực Supply Chain thường có mức lương cạnh tranh và các phúc lợi hấp dẫn. Sự phát triển của ngành này cũng tạo ra cơ hội tăng lương và thăng tiến.
5) Sự đa dạng công việc:
Supply Chain không chỉ giới hạn ở một công việc cụ thể. Có nhiều vai trò khác nhau trong lĩnh vực này, từ quản lý kho hàng, quản lý dự án, đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng và phân tích dữ liệu.
6) Trong vài năm gần đây ngành Logistics & Supply Chain được các trường đại học và các doanh nghiệp quan tâm hơn. Cụ thể là điểm thi ngành này của một số trường đại học cao thuộc top đầu so với các ngành khác. Câu lạc bộ về Supply Chain & Logistics tổ chức nhiều cuộc thi về chuyên môn, đưa các case study để các bạn sinh viên có nhiều thử thách & trải nghiệm thực tế.
II/ PODCAST VỀ SUPPLY CHAIN MANAGEMENT (Quản trị Chuỗi cung ứng).
Phần 1 – Cơ duyên đến với nghề, nghề chọn người hay người chọn nghề?
Câu chuyện nghề chọn người hay người chọn nghề của tôi đã xảy ra cách đây 24 năm nhưng tôi cảm nhận vẫn còn nguyên giá trị đối với các bạn sinh viên đang quan tâm đến nghề Quản trị Chuỗi cung ứng.
Background là chuyên tiếng Nga, như những bạn học khác tôi thi đỗ vào khoa tiếng Nước ngoài – Khoa tiếng Nga ĐHTH Hà nội cũ (1988 – 1993). Một năm học tiếng Nga chuyển tiếp ở ĐHTH Gomel – Belarutxia (1990 – 1991) là những trải nghiệm khó quên của lứa tuổi sinh viên, bao câu chuyện vui nhiều hơn buồn lưu lại vẫn được chúng tôi nhắc đến thường xuyên trong những lần gặp gỡ các bạn cùng lớp.
Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp ĐH tiếng Nga vào đúng thời kỳ tiếng Nga không được sử dụng buộc tôi phải học thêm tiếng Anh và Ngoại thương (bằng hai). Tất nhiên cơ hội với tôi lúc đó chỉ có thể vào làm việc tại công ty tư nhân Việt nam, sau đó là VP đại diện của nước ngoài – công ty Nhật và Italy – thế cũng là khá “tươm” với bản thân lúc đó. Sau đó cơ duyên đã dẫn tối đến với nghề Supply Chain, khi có cơ hội được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty FrieslandCampina Việt nam (Sữa Cô gái Hà Lan – công ty sản xuất và phân phối sữa hàng đầu lúc đó) với vị trí ban đầu là Senior Sales Administrator, và từ đây tôi bắt đầu được phát triển nghề nghiệp của mình. Những khó khăn, thử thách tại FrieslandCampina Việt nam đã giúp tôi trở nên trưởng thành, là nơi đặt nền móng cho con đường phát triển Supply Chain của tôi sau này. Tôi phải cảm ơn FrieslandCampina Việt nam rất nhiều đã giúp tôi tiếp cận ngành này để sau này được tôi luyện để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.
Câu chuyện trong Podcast dưới link dưới đây là bức tranh chân thực mô tả về công việc, về cơ hội, những khó khăn, thách thức của nghề Quản trị Chuỗi cung ứng mà tôi đã được trải nghiệm. Những kỹ năng cần thiết, những trải nghiệm, thách thức trong nghề sẽ làm các bạn hiểu rõ hơn về nghề này.
Phần 2
- Ngành Supply Chain (Chuỗi cung ứng) có tiềm năng lớn trong nhiều khía cạnh do vai trò quan trọng của nó trong quản lý và tối ưu hóa dòng sản phẩm và dịch vụ từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng. Supply Chain đang phát triển và có tiềm năng mạnh mẽ để cải thiện hiệu suất kinh doanh, tạo ra giá trị và đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của thị trường toàn cầu.
- Các khâu trong hoạt động Quản trị Chuỗi cung ứng như Lập kế hoạch, Thu mua, Quản lý kho và vận chuyển đều là những mắt xích quan trọng trong bánh xe vận hành của doanh nghiệp. Với các công đoạn vận hành Chuỗi cung ứng sẽ đòi hỏi các vị trí công việc tương ứng phù hợp để có thể tích hợp với nhau tạo nên một hệ thống quản trị Chuỗi cung ứng hoàn hảo. Do đó, các bạn học ngành này có thể có nhiều cơ hội để phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp nếu ham học hỏi, chăm chỉ, cọ sát với nghề, vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn lên.
- Các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thường hay gặp các vấn đề về biến động nguồn cung, chất lượng hàng hóa, hàng tồn không đủ cung ứng, cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, vận chuyển gặp sự cố và giao hàng trễ, vv….
Các bạn khi nghe podcast phần kế tiếp sẽ thấy được rõ hơn các mắt xích trong vận hành Chuỗi cung ứng