Câu hỏi 1:
Q:
Bạn Hoàng Quỳnh: Thưa cô, em là học sinh và mong muốn hiểu biết thêm về Logistics & SCM ạ. Khi tìm hiểu về Logistics & SCM em có thấy khái niệm Friendshoring. Vậy xu hướng Friendshoring có ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp lớn (cả về mặt tích cực và tiêu cực) và liệu rằng nó có phải là xu hướng tất yếu để tránh đứt gãy CCƯ không ạ? Em mong được cô và mọi người giải đáp thắc mắc ạ.
A:
“Friendshoring” là một hoạt động thương mại ngày càng phát triển trong đó mạng lưới Chuỗi cung ứng tập trung vào các quốc gia được coi là đồng minh chính trị và kinh tế. Do đó có thể hiểu được đây là một hoạt động nhằm mục đích tăng cường an ninh thương mại. CHúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rõ điều này trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung, khi một số các công ty Mỹ rút khỏi TQ, đầu tư sang một số nước như Việt nam hay 1 số nước châu Á khác hay vd khác khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt để cố gắng buộc EU rút lại sự hỗ trợ cho Ukraine.
Nói đơn giản hơn là các công ty phát triển Chuỗi cung ứng xây dựng mạng lưới NCC hoặc quá trình sản xuất bằng cách chuyển giao công việc cho những NCC thân quen thay vì chuyển giao nó cho các đối tác hoặc nhà cung cấp truyền thống. Việc này ưu điểm có thể tính bảo mật cao, và vì là thân quen nên đối tác có thể hiểu rõ yêu cầu của khách hàng, nhưng yếu điểm là có thể hạn chế nguồn cung hơn. Ngoài ra khi chính trị tác động thì Chuỗi cung ứng có thể sẽ có rủi ro về kiểm soát và quản lý
Câu hỏi 2:
Q: Bạn Mai Lan: Trong thời đại VUCA thì sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức, trải nghiệm, hay những kỹ năng gì để có thể phát triển được cá nhân và thành công với nghề Supply Chain?
A:
ASK = ATTITUDE + SKILLS + KNOWLEDGE
Skills: Ngoài trau dồi kiến thức về chuyên môn của ngành Supply Chain, học hỏi các bạn bè, đồng nghiệp, các bạn sinh viên cần trang bị các kỹ năng cần thiết cho công việc sau này: Communication skill, Kỹ năng làm việc nhóm, teamwork, Kỹ năng phân tích dữ liệu, Kỹ năng linh hoạt và thích ứng, Integrity (thể hiện trách nhiệm và cam kết từ những điều nhỏ bé và đơn giản)
Attitude: Các bạn sinh viên cần có ý thức ham học hỏi, cầu tiến, lắng nghe những điều thầy cô giáo giảng dạy, sau này là các sếp/ những anh chị phụ trách mình đưa ra yêu cầu, nhận xét, hoặc đánh giá về công việc. Các bạn cần đón nhận một cách tích cực và sẵn sàng thay đổi, cải thiện. Các bạn cần luôn luôn chủ động, trách nhiệm trong công việc của mình, có thể làm được hơn sếp yêu cầu thì càng tốt. Thành công chỉ đến được với những người hard-working, ham học hỏi, không ngại cọ sát, va chạm với thực tế, đương đầu với những thách thức mà những người khác có thể ngại hoặc không dám làm.
Câu hỏi 3:
Q: Trung Dũng: Đâu là xu hướng của ngành Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics ở Việt Nam trong những năm tiếp theo?
A: Xu thế ngành Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics ở Việt nam trong những năm tiếp theo sẽ hướng đến Chuỗi cung ứng bền vững.
Chuỗi cung ứng bền vững là một hệ thống quản lý và triển khai nguồn lực, quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa một cách có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Mục tiêu của chuỗi cung ứng bền vững là cân bằng giữa việc tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và cộng đồng. Một số đặc điểm quan trọng của chuỗi cung ứng bền vững:
1/ Bảo vệ Môi trường: Sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm cả giảm lượng rác thải, tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. VD: xe vận chuyển cần đạt các điều kiện về giảm phát khí thải carbon, ưu tiên sử dụng các nguyên liệu bảo vệ môi trường như giấy, nylon sinh học, vv….
2/ Cộng đồng và Xã hội: Tăng cường quan hệ xã hội bằng cách thực hiện các hoạt động xã hội tích cực, hỗ trợ cộng đồng địa phương và đảm bảo rằng mọi bên liên quan trong chuỗi cung ứng đều được hưởng lợi.
3/ Minh bạch: Cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc, quá trình sản xuất, và tác động của sản phẩm đến môi trường, giúp người tiêu dùng có quyền lựa chọn thông tin khi mua sắm.
4/ Đạo đức Kinh doanh: Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh, đảm bảo rằng tất cả các đối tác cung ứng và đối tác kinh doanh đều hoạt động theo các nguyên tắc etic và chính trực.
5/ Công nghệ: Công nghệ thông tin (CNTT) đang ngày càng chơi một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất của chuỗi cung ứng.
Câu hỏi 4:
Q: [Góc xin tư vấn career path]
Xin chào các anh chị trong group mình ạ, em đăng post này nhằm xin lời khuyên của anh chị về cách phát triển sự nghiệp về lĩnh vực supply chain analytics.
Về background của em:
– Em sinh năm 2000, tốt nghiệp bachelor ở một trường ĐH VN mảng kinh doanh + có chứng chỉ APICS CPIM.
– Em cũng đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc tại các MNC lớn với expertise là Supply Chain analytics.
Thì nói chung hiện tại thì em vẫn ổn vì mức lương của mảng này khá tốt so với một bạn trẻ như em nhưng khi nghĩ về tương lai nếu em tiếp tục thì em sẽ đi về đâu ấy ạ, hay có thể hiểu đơn giản và cụ thể hơn thì 5-10 năm nữa em sẽ làm việc tại vị trí nào. Lí do cho sự mông lung này là mảng SCM analytics tại Việt Nam chưa quá phát triển và em cũng chưa thấy một anh chị nào làm mảng này mà lên đến Head of SCM/COO/CEO/etc.
Về định hướng:
– Em đang có plan học thạc sỹ tại châu Âu để nghiên cứu thêm về lĩnh vực SCM analytics này. Mục tiêu là học cho vững nền tảng lý thuyết + có được international experience (do trước giờ em cũng toàn tự học tự mò). Một số subject e sẽ học geopatial analysis, operation research, machine learning, etc. Em cũng ko có dự định định cư mà sẽ trở về VN do e thích làm ở VN hơn.
Dạ thì như trên e cũng list ra về background + plan của mình, mong anh chị có thời gian hỗ trợ em trả lời 2 câu hỏi:
1. Career ladder/path của SCM analytics tại VN là gì?
2. Đâu là đất dụng võ của em khi em hoàn thành 2 năm thạc sĩ? Em xin chân thành cảm ơn ạ
A: Em đang có lợi thế về Supply Chain analytics mà không có nhiều bạn trẻ hiện nay có. Đây là công cụ rất tốt và cần thiết để lãnh đạo (SCM) hoặc lãnh đạo doanh nghiệp có thể making decision. Em có thể consider việc xây dựng lộ trình cho mình phát triển thành Supply Chain Manager, bằng cách có thể tham gia các vị trí khác trong SCM của DN ở mảng Planning, Procurement hay Logistics, ngoài SC analytics.
Nếu em tốt nghiệp thạc sỹ về SCM analytics thì cơ hội phát triển ngành này sẽ rộng mở hơn, em có thể có cơ hội phát triển lên cấp quản lý
Câu hỏi 5:
Q: Em chào các anh/ chị/ bạn trong nhóm ạ.
Hiện tại em là sinh viên năm cuối ngành Luật Thương mại quốc tế, dự kiến tháng 7/2024 tốt nghiệp. Background tiếng Anh, tiếng Trung, và từng intern ở Cty Forwarding, công việc liên quan đến Logistics chứ ko phải luật. Em định hướng làm Logistics nhưng hiện tại em cảm thấy business mindset là thứ cần thiết để em chuyển ngành sang làm Logistics vì quá trình học cử nhân chỉ trang bị cho em kỹ năng tư duy trong ngành luật.
Em đang có 1 số định hướng để phát triển việc học việc làm như sau:
Một là, học văn bằng 2 ngành Kinh doanh quốc tế, sau đó học lên MBA ở Việt Nam hoặc nước ngoài, hoặc học lên Ms một ngành liên quan đến LSCM. Về MBA thì định hướng học bao quát, quản trị còn nếu Ms thì sẽ thiên về chuyên 1 lĩnh vực luôn. Em cũng được khuyên là nên đi làm 1 thời gian rồi xem xét mình hợp hướng nào để học lên thạc sỹ.
Hai là, du học Ms 1 ngành liên quan đến LSCM luôn nhưng em sợ hướng đi này khó để em bắt nhịp bởi background cử nhân học Luật Thương mại quốc tế. Đổi lại hướng này giúp em tiết kiệm thời gian hơn.
Ba là, du học cử nhân ngành LSCM và không cần học Ms hoặc MBA lun để tiết kiệm chi phí.
Về việc du học nước ngoài, em xác định đi du học sẽ trở về Việt Nam để làm việc chứ không định cư ạ. Chốt lại thì câu hỏi của em là:
1. Giữa 3 options, em nên chọn option nào? Hoặc a/chị có góc nhìn nào mới, em xin được tiếp thu ạ.
2. Học MBA có hướng đi nào trong ngành Logistics?
3. Em có cần thiết phải học văn bằng 2 như đã nêu ở trên để sau học lên Thạc sỹ không?
Trên đây là tình hình của em, và đích đến cuối cùng của em là làm trong ngành Logistics. Em rất mong được anh/ chị/ bạn có thể tư vấn và gợi mở thêm cho em ạ. Em cảm ơn!
A: Em đã học ngành Luật TM Quốc tế thì đây là lợi thế để làm về kinh doanh Quốc tế tại các công ty nước ngoài, phát triển theo hướng Supply Chain & Logistics. Cô thì thấy em cần có mục tiêu rõ ràng hơn, là phát triển theo hướng SC & Logistics hay MBA vì hai lĩnh vực này khác nhau hoàn toàn nên cần lựa chọn cái nào và tại sao. Nhưng cô có thấy em có nói đích đến cuối cùng là làm trong ngành Logistics như vậy nếu muốn học em có thể học Master SCM luôn không cần học văn bằng 2 nữa cho đỡ chi phí. Nếu học Master thì nên đi làm 2-3 năm rồi học sẽ hiệu quả hơn vì đi làm rồi học Master sẽ thấy có nhiều ứng dụng có thể áp dụng thực tế. Master SCM thì ở Việt nam có CFVG thuộc ĐH KTQD học chất lượng khá tốt hoặc nếu có điều kiện có thể học Master ở nước ngoài sẽ có cơ hội phát triển hơn hoặc có thể tìm việc ở nước ngoài.
Câu hỏi 6:
Q:
Em chào anh chị, em là sinh viên cuối năm hai ngành Logistics & SM, em có đang thực tập/học việc không lương ở vị trí Booking. Em muốn xin lời khuyên cùng chia sẻ của một số anh chị đi trước để có thể định hướng lại bản thân ạ.
Trong quá trình thực tập, dù em chủ động xin chỉ dạy công việc và xin nhận phần việc để làm cho quen, nhiều lúc anh chị hướng dẫn không có thời gian để dạy việc, kiểm tra, thành ra thời gian rảnh ở công ty của em khá nhiều, có những hôm đến chẳng để làm gì hết. Em cũng có cố gắng tự học tài liệu được cho hoặc tài liệu trên mạng, nhưng em vẫn cảm thấy khá phí phạm thời gian và công sức (mỗi ngày em đi hơn 10 km và tự trả tiền gửi xe). Em không có ý trách móc anh chị hướng dẫn, mọi người đều tử tế với em, chỉ là em cảm thấy bản thân đã đi 1/3 quãng đường học việc nhưng kiến thức, công việc bản thân được dạy lại khá ít, còn chưa vững vàng và không giống trong JD lắm, điều này làm em hơi lo lắng xíu. Em muốn được anh chị chia sẻ một số kinh nghiệm hồi thực tập hoặc mới đi làm để tham khảo ạ.
Em cũng muốn hỏi về vị trí nhân viên chứng từ. Em khá hứng thú với công việc này, nhưng em thấy vị trí này gần như không tuyển người không kinh nghiệm (cả vị trí nhân viên chính thức và thực tập sinh) do tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác cao. Nếu thế thì phải làm sao mới có thể phát triển theo hướng này vậy ạ? Em cũng muốn hỏi là anh chị đánh giá thế nào về cơ hội tìm việc ngành Logistics ở các tỉnh lẻ (cụ thể là Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp em muốn về quê phát triển hơn ạ.
Hiện tại em học thêm tiếng trung – mục tiêu HSK5 (tiếng anh của em đã tốt – IELTS 7.5) để sau này cơ hội tìm việc sẽ cao. Anh chị cho em hỏi có cần bổ sung thêm bằng cấp gì không ạ?
Mong được anh chị giải đáp, em cảm ơn.
A:
Đúng là thực tập nếu được các anh/chị hướng dẫn cho các bạn thì sẽ tốt hơn nhiều vì các bạn đang còn fresh. Nhưng nếu em có thể chủ động, vd như dựa trên JD để chủ động hỏi các anh chị về quy trình vận hành, ra thuộc địa để quan sát, phân tích các tình huống, các anh chị giải quyết các vấn đề thế nào, giải pháp cho các vấn đề liên quan, vv… Thay vì đợi các anh chị hướng dẫn, em có thể chủ động ra hỏi các anh chị vì các anh chị rất bận để có thể hướng dẫn nhưng trả lời các câu hỏi của em thì cô nghĩ chắc các anh chị không từ chối. Ngoài ra, em có thể tra cứu thêm tài liệu, hỏi thêm các anh chị đang đi làm có công việc tương đồng để hỏi thêm kinh nghiệm. Cô thấy em nói thời gian ở công ty còn rảnh khá nhiều nên em cố gắng tận dụng được thời gian quý báu em thực tập ở công ty sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị. Em có thể ib để cô tư vấn và định hướng thêm.
Vị trí nhân viên chứng từ là công việc đảm nhận về chứng từ thông quan hàng hóa thông thường, cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và chính xác cao. Công việc này ổn định nhưng không đòi hỏi quá nhiều về chuyên môn, hay tư duy sáng tạo và không có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Câu hỏi 7:
Q:
1. Làm ở vị trí Purchasing thì lộ trình công việc như thế nào? Có nhiều cơ hội thăng tiến không ạ?
2. Con gái làm thì có gặp nhiều cản trở không? Em hơi quan ngại về môi trường làm việc và áp lực trong vị trí này á.
3. Những kỹ năng gì em cần có để nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này ạ?
Mong được anh chị giải đáp, em cảm ơn.
A:
1. Lộ trình thông thường: Nhân viên/ chuyên viên mua hàng -> Trưởng nhóm MH –> Trưởng phòng MH –> GĐ mua hàng (tùy thuộc vào quy mô và định hướng PT của từng công ty). Cơ hội thăng tiến phụ thuộc vào cá nhân cũng như cơ hội do công ty đưa ra.
2. Mua hàng chủ yếu là nhân sự nữ vì nữ tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận, khéo léo khi làm việc với đối tác/ NCC. Áp lực công việc thì vị trí nào cũng có, không chỉ riêng vị trí Purchasing.
3. Các kỹ năng chính: Communication, negotiation skills, leadership & management skill, kỹ năng phân tích/ phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm