Podcast do Viện Công nghệ Blockchain & AI (ABAII) thực hiện tháng 9/2024
Speaker: Diễn giả – Chuyên gia Supply Chain Trần Lê Hồng Vân

AI đang làm thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành trong lĩnh vực Supply Chain và Logistics, giúp nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa chi phí, và cải thiện dịch vụ khách hàng. 1. Dự báo nhu cầu – AI giúp phân tích dữ liệu lịch sử và các yếu tố ngoại cảnh để dự đoán nhu cầu thị trường chính xác hơn. Thông qua việc sử dụng các thuật toán học máy (machine learning), AI có thể nhận diện các xu hướng, mô hình tiêu thụ, từ đó cải thiện kế hoạch sản xuất và lưu kho. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng thiếu hàng hoặc tồn kho dư thừa, tối ưu hóa dòng hàng hóa. 2. Tối ưu hóa quản lý kho bãi – AI có thể tự động hóa quá trình quản lý kho, từ việc phân loại hàng hóa, quản lý vị trí lưu trữ, đến việc điều phối robot tự động trong kho (automated guided vehicles – AGVs) để tăng hiệu suất lấy hàng và lưu trữ. AI cũng hỗ trợ tối ưu hóa không gian lưu trữ và sắp xếp kho theo cách hiệu quả nhất, giúp giảm chi phí vận hành và thời gian xử lý. – Nâng cao hiệu quả xuất, nhập kho: Các quy trình nhập kho và xuất kho được cải tiến đáng kể với sự can thiệp của AI và IoT. Camera và cảm biến thông minh không chỉ quét mã vạch sản phẩm mà còn sử dụng AI để nhận diện và phân loại hàng hóa. Các hệ thống này có thể phân tích hình ảnh và so sánh với cơ sở dữ liệu để xác định sản phẩm và vị trí lưu trữ tối ưu. Khi sản phẩm được quét, dữ liệu ngay lập tức được cập nhật vào hệ thống quản lý kho (WMS) mà không cần sự can thiệp của con người. Robot tự hành (AGV) và cánh tay robot thông minh, được điều khiển bởi các thuật toán AI, đảm nhiệm các công việc di chuyển, sắp xếp và bốc dỡ hàng hóa, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng tốc độ xử lý hàng hóa. – Quản lý hàng tồn kho thông minh: Trong việc quản lý hàng tồn kho, AI đóng vai trò quan trọng giúp giám sát và điều chỉnh lượng hàng một cách chính xác. Dựa trên dữ liệu về lượng tồn kho, tình trạng của từng sản phẩm từ các cảm biến được cài đặt khắp kho hàng, thuật toán phân tích để đưa ra dự đoán về thời điểm cần bổ sung hàng tồn kho. Không chỉ đơn giản là theo dõi số lượng, AI còn có khả năng học hỏi từ các dữ liệu bán hàng trước đây, xu hướng tiêu thụ và các sự kiện đặc biệt để dự đoán nhu cầu trong tương lai. – Tối ưu hóa sắp xếp kho hàng: AI giúp nhà bán lẻ phân tích dữ liệu về tần suất sử dụng, kích thước và trọng lượng của từng sản phẩm để tối ưu hóa cách sắp xếp hàng hóa trong kho. Từ đó, hệ thống đề xuất các vị trí lưu trữ tốt nhất để giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng hiệu quả lấy hàng. Nhờ sự sắp xếp khoa học, không gi 3. Tối ưu hóa lộ trình giao hàng – AI sử dụng các thuật toán tiên tiến để tối ưu hóa lộ trình vận chuyển dựa trên nhiều yếu tố như thời gian giao hàng, tình hình giao thông, và chi phí vận tải. Điều này giúp giảm thời gian giao hàng, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và nâng cao độ chính xác trong việc giao hàng đúng hạn. – Tối ưu hóa lộ trình: Một trong những ứng dụng nổi bật của AI trong quản lý vận tải là tối ưu hóa lộ trình vận chuyển. AI có khả năng phân tích và dự đoán lưu lượng giao thông, điều kiện đường xá và thời tiết, từ đó đưa ra những lộ trình vận chuyển tối ưu nhất. Kết quả là thời gian di chuyển được giảm thiểu, chi phí nhiên liệu được tiết kiệm đáng kể và khả năng giao hàng đúng hẹn được cải thiện. – Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành bán lẻ, nơi mà sự nhanh chóng và chính xác trong giao hàng có thể tạo ra sự khác biệt lớn về trải nghiệm khách hàng và hiệu quả kinh doanh. – Theo dõi và giám sát vận chuyển: Các hệ thống AI trang bị cho nhà bán lẻ khả năng theo dõi và giám sát tình trạng vận chuyển hàng hóa theo thời gian thực, cung cấp thông tin chi tiết về vị trí, tình trạng và thời gian giao hàng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh và cải thiện dịch vụ khách hàng. – Dự đoán và phòng ngừa sự cố: AI có thể phân tích dữ liệu lịch sử để dự đoán và phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, như hỏng hóc phương tiện hoặc chậm trễ giao hàng. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động xử lý và giảm thiểu rủi ro. Báo cáo của DHL đã thể hiện, DHL sử dụng AI để dự đoán và ngăn ngừa các sự cố trong vận chuyển. Hệ thống này giúp DHL giảm thời gian ngừng hoạt động của phương tiện xuống 20%, tăng hiệu suất hoạt động và đảm bảo sự liên tục trong chuỗi cung ứng. – Tự động hóa quy trình vận chuyển: Các hệ thống AI có thể tự động hóa nhiều quy trình trong quản lý vận tải như lập kế hoạch lộ trình, điều phối phương tiện, và quản lý tài xế. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót do con người gây ra. – Một số doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng thành công AI trong việc tối ưu hoạt động Logistics – Các công ty lớn như Amazon, Walmart và Alibaba đã dẫn đầu trong việc áp dụng AI vào các quy trình Logistics của mình, từ quản lý kho hàng đến vận chuyển và dịch vụ khách hàng. ● Những bước tiến đột phá trong quản lý kho hàng tại Walmart: – Walmart đã tiên phong trong việc áp dụng công nghệ AI vào quản lý kho hàng, tạo nên những cải tiến vượt bậc trong quy trình vận hành. Cụ thể, ông lớn ngành bán lẻ Hoa Kỳ đã áp dụng hệ thống “tháp thông minh về tồn kho” thông qua các camera tiên tiến trên máy chà sàn để ghi lại và phân tích dữ liệu về mức tồn kho trên kệ hàng. Mỗi ngày, hệ thống này chụp hơn 20 triệu bức ảnh và gửi về trung tâm dữ liệu, nơi được các thuật toán AI phân tích với độ chính xác trên 95% (Wallmart). Điều này giúp Walmart theo dõi tình trạng hàng hóa theo thời gian thực và đảm bảo kệ hàng luôn được bổ sung kịp thời. – Sam’s Club, một chi nhánh của Walmart, đã triển khai thành công công nghệ này, giảm thiểu lãng phí hàng hóa lên tới 15% và tăng hiệu suất lao động của nhân viên kho lên 20%. Sự cải tiến này không chỉ giảm chi phí vận hành mà còn nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đồng thời giúp Walmart dự đoán nhu cầu khách hàng chính xác hơn, điều chỉnh lượng hàng tồn kho phù hợp, đặc biệt trong các mùa cao điểm. 4. Quản lý chuỗi cung ứng thời gian thực – AI kết hợp với các cảm biến IoT và dữ liệu lớn để cung cấp thông tin về tình trạng chuỗi cung ứng theo thời gian thực. Các doanh nghiệp có thể theo dõi vị trí, tình trạng hàng hóa, và trạng thái giao hàng ở bất kỳ thời điểm nào, từ đó phản ứng nhanh với các vấn đề bất ngờ như tắc nghẽn vận chuyển hoặc hỏng hóc trong quy trình sản xuất. 5. Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng – AI có thể phát hiện các yếu tố gây rủi ro tiềm tàng trong chuỗi cung ứng như sự cố vận chuyển, gián đoạn nguồn cung hoặc các biến động thị trường. Bằng cách phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, AI giúp doanh nghiệp dự đoán và lập kế hoạch để giảm thiểu rủi ro trước khi chúng trở thành vấn đề lớn. Theo MCKinsey, AI đã giúp cải thiện 65% mức độ dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng và giảm thiểu sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Ngoài ra, AI còn giúp giảm 35% lượng tồn kho và giảm 15% chi phí Logistics cho các công ty áp dụng sớm so với các đối thủ cạnh tranh chậm chân. |